KINH NGHIỆM QUA NHỮNG CHUYẾN BAY

0
234
- Advertisement -
Việc đầu tiên là phải chọn đường bay đến điểm mình muốn. Việc này phụ thuộc vào các yếu tố: Giá cả, quá cảnh, và thời gian bay. Ở đây mình chỉ đề cập đến yếu tố giá cả và quá cảnh.
Chọn đường bay các bạn nên kiểm tra thật nhiều phương án. Một số trang giúp kiểm tra đường bay là: Skyscanner, Trip, Google flights,…
  • Giá cả:
Ngoài việc so sánh giá giữa các đường bay mà web gợi ý thì còn 1 mẹo nữa các bạn có thể thử đối với các đường bay dài. Ví dụ bay từ A đến C, nối chuyến ở B. Thử tách ra book 2 chặng riêng biệt từ A đến B và từ B đến C xem tổng giá sẽ như thế nào. Chẳng hạn 1 số đường bay về VietNam nối chuyến ở Bangkok hoặc Kuala Lumpua, tách ra book 2 chặng riêng biệt đôi khi có giá rẻ hơn. 1 lưu ý quan trọng khi dùng phương pháp này là phải chắc chắn mình có thể lấy vé chặng bay tiếp theo từ điểm B (Checkin online, có quầy transfer desk, hoặc đủ điều kiện nhập cảnh ở điểm. Hành lý ký gửi cũng là 1 điểm phải quan tâm.
Thêm 1 mẹo mua vé rẻ là dù mình bay 1 chiều thì cứ thử kiểm tra giá vé khứ hồi xem sao. Vì khi chọn khứ hồi thì 1 số khung vé giá rẻ sẽ hiện ra mà khi chọn 1 chiều không thấy. Mình có thể bay chiều đi và bỏ chiều về. Nên chọn chiều về càng xa càng tốt vì biết đâu sau này mình lại đổi ý sử dụng vé chiều về, hoặc hãng hàng không delay nhiều thì mình có cớ yêu cầu huỷ vé hoàn tiền (Cảm ơn anh Xuân Hòa gợi ý thông tin này).
  • Quá cảnh:
Các đường bay dài thường phải quá cảnh ở 1 vài điểm. Phải chắc rằng mình đủ điều kiện để quá cảnh trước khi chốt đường bay. Quá cảnh ở Mỹ, Canada thường sẽ có vé giá rẻ, tuy nhiên nó bắt buộc phải có visa quá cảnh. Nên lưu ý kỹ việc này.
Thậm chí đối với 1 số đường bay quá cảnh có thể không cần visa như: Istanbul, Amterdam, Paris, Madrid,… Trước khi book vé nên gửi mail cho hãng để lấy xác nhận quá cảnh không cần Visa (xác nhận này rất cần thiết khi làm thủ tục Checkin, mình sẽ nói ở phần sau).

2. Canh vé

Đây cũng là 1 thú vui của dân du lịch. Đôi khi chưa định đi mà quét qua thấy vé rẻ hết hồn nên chộp luôn.
Các trang web thường có chức năng lưu lại thông tin truy cập nên các hãng bay hay đại lý cũng sẽ biết mình đang canh đường bay nào. Và thật hạnh phúc vì khi nó biết mình đang canh thì nó canh lại mình, lần sau vào xem giá lại cao hơn lần trước. Để hạn chế việc này thì nên dùng Chế độ ẩn danh (Incognito) để không lưu lại thông tin truy cập (cái này cậu Nathan Việt Phương gợi ý). Tìm trên Google cách chuyển sang “Chế độ ẩn danh” có rất nhiều bài hướng dẫn.
 

3. Nên mua qua Hãng hay qua Đại Lý?

Đây là câu hỏi muôn thuở của những người mới bắt đầu book vé. Tất nhiên mỗi lựa chọn đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Và thường yếu tố quan tâm đầu tiên là giá.
Nếu giá chênh lệch không nhiều thì ưu tiên chọn Hãng, nếu giá lệch quá nhiều thì sẽ chọn đại lý.
  • Mua trực tiếp qua Hãng
+ Ưu điểm: Thuận lợi khi muốn chỉnh sửa thông tin, điều chỉnh lịch bay hay phản hồi khi chuyến bay bị delay, bị huỷ.
+ Nhược điểm:
– Giá thường sẽ cao hơn đại lý.
– Nhiều đường bay dài hãng không có chức năng tự động nối chuyến với các hãng bay khác.
  •  Mua qua đại lý (các trang trung gian)
+ Ưu điểm:
– Vé thường rẻ hơn mua trên hãng. Cá biệt có trường hợp mình mua vé đi Đảo Phục Sinh (Chile), mua qua đại lý chi phí chỉ bằng 50% giá vé hãng (cùng chuyến bay).
– Những đường bay dài đại lý sẽ tự liên kết các hãng bay để đưa ra nhiều phương án cho mình lựa chọn.
+ Nhược điểm: đại lý thường chỉ khoái thu tiền và xuất vé thôi. Còn những vấn đề phát sinh thường sẽ xử lý rất chậm. Do đó trước khi book trên đại lý nào thì lên mạng search xem đại lý đó uy tín không? Có dính dớp gì không? Cân nhắc thiệt hơn rồi hãy book.

4. Nhập thông tin cá nhân

Nhập họ tên thì không nên nhập ô Middle name. Chỉ nhập First name và Last name thôi. Và không cần phải nhập có dấu.
Ví dụ mình tên Lê Anh Tuấn thì nhập:
First name: Le
Middle name: bỏ trống (nếu bắt buộc phải nhập thì gõ dấu – )
Last name: Anh Tuan
Kết quả sẽ trả về “Le / Anh Tuan” hoặc “Anh Tuan / Le”, cả 2 kết quả trên đều được chấp nhận.
Nếu nhập chữ Anh vào middle name thì khi xuất ra có thể sẽ bị sai tên: Le Tuan Anh, Le Tuan,… Và nếu xui xui gặp nhân viên checkin củ chuối thì bạn sẽ bị từ chối bay do sai tên.

5. Chuẩn bị hồ sơ để Checkin

Trước giờ cứ nghĩ hệ thống của các hãng bay rất chuẩn, và nhân viên Checkin sẽ có đầy đủ thông tin nhưng thực tế chứng minh không phải vậy. Như mình bay từ Ecuador sang Chile mà nhân viên Checkin cứ khăng khăng đòi mình phải có visa Chile, trong khi Vietnam được miễn visa.
Vậy nên trước khi bay nên lưu sẵn các thông tin sau để chứng minh cho nhân viên checkin khi cần:
– Vé máy bay chặng kế tiếp hoặc lịch trình rời khỏi quốc gia đó.
– Công văn thông báo miễn visa ở điểm đến.
– Nếu quá cảnh thì nên có mail xác nhận của hãng về việc quá cảnh không cần visa.
Một điều mà mình nhận ra sau nhiều chuyến đi là việc mình có được bay hay không phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm và cảm tính của nhân viên Checkin, vì đôi khi hệ thống của họ không có những thông tin cần thiết. Nhân viên sợ trách nhiệm nên sẽ có trường hợp “Thà giết nhầm hơn bỏ sót”. Do đó mình phải chuẩn bị trước tài liệu để tự bảo vệ mình.

6. Chụp hình Boarding pass và con dấu xuất nhập cảnh

Bình thường thì để up facebook cho vui nhưng khi đụng chuyện thì nó rất hữu ích. Như mình bị mất passport thì những hình ảnh này sẽ là căn cứ để xác nhận thời điểm xuất nhập cảnh. Dùng để trình báo cho chính quyền sở tại khi cần và cung cấp cho bên bảo hiểm để chứng minh chuyến đi của mình.

Ủng hộ bài viết chúng tôi

Nhấn vào ngôi sao để đánh giá.

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 451

- Advertisement -

- Advertisement -
CÔNG TY TNHH VISA ĐẸP
Bạn Cần Tư Vấn Làm hộ chiếu ONLINE Toàn Quốc 

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bạn Cần Tư Vấn Gia Hạn Visa, Thẻ Tạm Trú, Lao động, Đầu Tư, Thăm Thân Nhân Toàn Quốc 

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bạn Cần Tư Vấn Xin Visa Đi Các Nước Toàn Quốc 

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bạn Cần Tư Vấn Tour Du Lịch, Vé Máy Bay  

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here