Quy định về thủ tục hồ sơ, xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mới nhất

0
380
- Advertisement -

Quy định về thủ tục hồ sơ, xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mới nhất

Quy định về thủ tục hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định mới nhất của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2020, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021

1. Thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc việc tại Việt Nam cho các doanh nghiệp/tổ chức.

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Như vậy doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng và sử dụng người lao động khi Cơ quan quản lý lao động của Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Doanh nghiệp không được quyền quyết định về số lượng và vị trí mà Cơ quan quản lý lao động sẽ xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận.

- Advertisement -

2. Người nước ngoài được làm những công việc gì hoặc nghề nghiệp gì tại Việt Nam?

Người lao động nước ngoài Việt Nam hiện tại làm rất nhiều công việc khác nhau bao gồm vào Việt Nam: Thực hiện hợp đồng lao động; Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế; Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; Chào bán dịch vụ; Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;Tình nguyện viên; Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

Tuy nhiên phổ biến nhất hiện tại là vào Việt Nam với vai trò là: Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật. Trong nội dung này chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết về thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam với các vị trí công việc này. Đây là những vị trí phổ biến nhất mà người nước ngoài và doanh nghiệp hay làm thủ tục xin giấy phép làm việc.

3. Người nước ngoài xin cấp giấy phép làm việc tại Việt Nam cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ tài liệu gì?

Những người lao động nước ngoài là: Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật. cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe khám trong nước hoặc tại nước ngoài (không quá 12 tháng)

– Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản tương đương (không quá 6 tháng) do Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc Sở tư pháp tỉnh, thành phố/Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia của Việt Nam cấp.

– Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định như sau:

+ Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành

+ Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;

– 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

– Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Các giấy tờ bao gồm: Giấy khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp cấp ở nước ngoài, văn bản xác nhận kinh nghiệm, hồ sow giấy tờ …. cấp ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cơ quan có thẩm quyền trong nước là Cục lãnh sự hoặc Sở ngoại vụ tỉnh thành phố trong một số trường hợp thuộc thẩm quyền.

hàn

4. Hồ sơ xin cấp GPLĐ do doanh nghiệp tổ chức chuẩn bị để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm những hồ sơ gì?

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư/Giấy phép hoạt động ….. (tuỳ loại hình doanh nghiệp, tổ chức sẽ là một loại giấy phép tương ứng)

– Mẫu số 01 – Đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 01/PLI – Phụ lục 1 ( Kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP năm 2020.) Doanh nghiệp/ tổ chức điền đầy đủ thông tin vào tờ khai này.

– Mẫu số 11- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI – Phụ lục 11 (Kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ). Doanh nghiệp, tổ chức điền và khai đầy đủ thông tin biểu mẫu này.

hàn

5. Thủ tục xin cấp giấy phép lao động/làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài tại Cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền hiện đang quản lý doanh nghiệp của mình theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp.

Trong vòng 12 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai và báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ gửi kết quả qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp cho doanh nghiệp/ tổ chức.

Bước 2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Cơ quan quản lý lao động những hồ sơ sau đây để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.

– Mẫu số 11- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI – Phụ lục 11 (Kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ). (Doanh nghiệp đã chuẩn bị ở mục (4).

– Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài do Cơ quan quản lý lao động cấp (Văn bản này thực hiện ở Bước 1).

– Bộ hồ sơ cá nhân người nước ngoài đã chuẩn bị tại Mục (3). Hồ sơ này phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng theo quy định của pháp luật (trừ hộ chiếu không phải dịch thuật)

6. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động ở đâu?

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động ở đâu tại Hà Nội?

– Nộp hồ sơ tại Cục Việc Làm: Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội ……theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội. Cục việc làm tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép trên phạm vi toàn quốc đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục việc làm.

– Trường hợp doanh nghiệp/tổ chức nằm ở các quận, huyện (ngoài khu công nghiệp) nộp hồ sở xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hà Nội.

– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chứ có trụ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thì nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp, chế xuất Hà Nội.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động ở đâu ở TP HCM.

– Trường hợp doanh nghiệp/tổ chức nằm ở các quận, huyện (ngoài khu công nghiệp) nộp hồ sở xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh

– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chứ có trụ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thì nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp, chế xuất TP HCM.

Nộp hồ sơ và làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại các tỉnh, thành phố khác?

– Trường hợp doanh nghiệp/tổ chức nằm ở các quận, huyện (ngoài khu công nghiệp) nộp hồ sở xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động – Thương binh và xã hội tỉnh, thành phố

– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chứ có trụ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thì nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp, chế xuất tỉnh, thành phố. Nhiều tỉnh do ít khu công nghiệp nên Sở lao động – Thương binh và xã hội tỉnh thành phố là cơ quan cấp giấy phép lao động.

Qua bài viết ” Quy định về thủ tục hồ sơ, xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mới nhất” nếu bạn đang cần tìm một dịch vụ làm tư vấn hoặc cần hỗ trợ về xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam hoặc xuất nhập cảnh (hộ chiếu nhanh, xin visa Việt Nam, gia hạn visa cho người nước ngoài….v.v) tại Việt Nam vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tốt nhất.

Dịch vụ xin visa nhanh

Tell : 089 999 7419 

Zalo : 089 999 7419
Facebook : hotroxinvisa
Email: tuvan.visadep@gmail.com
Website: visadep.vn

Ủng hộ bài viết chúng tôi

Nhấn vào ngôi sao để đánh giá.

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 1

- Advertisement -
CÔNG TY TNHH VISA ĐẸP
Bạn Cần Tư Vấn Làm hộ chiếu ONLINE Toàn Quốc 

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bạn Cần Tư Vấn Gia Hạn Visa, Thẻ Tạm Trú, Lao động, Đầu Tư, Thăm Thân Nhân Toàn Quốc 

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bạn Cần Tư Vấn Xin Visa Đi Các Nước Toàn Quốc 

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bạn Cần Tư Vấn Tour Du Lịch, Vé Máy Bay  

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here