Sốc văn hóa Nhật Bản và hướng khắc phục. Những cú sốc văn hóa khi du học Nhật Bản là điều mà sinh viên Việt Nam hay những quốc gia khác không thể tránh khỏi khi học tập tại quốc gia này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Visadep để tìm hiểu về những vấn đề này nhé.
Những cú sốc văn hóa Nhật Bản
1. Người Nhật lạnh lùng, vô cảm
Người Nhật không bao giờ mời bạn về nhà chơi, không tới chơi nhà bạn, nói chuyện không thân mật và chỉ xã giao. Họ giữ kẽ và rất lịch sự với bạn nhưng thường từ chối mọi lời mời. Điều này không chỉ người Nhật mà người Anh, người Mỹ cũng đều thế.
Họ đang sống trong một xã hội công nghiệp vô cùng bận rộn và họ là những cá nhân ĐỘC LẬP. Họ có không gian riêng từ nhỏ và không muốn bạn “thâm nhập” vào đó.
2. Những quy tắc, lễ nghi ứng xử của người Nhật
Xứ sở mặt trời mọc là nước luôn đề cao những giá trị về lễ nghi, quy tắc ứng xử với những chuẩn mực nhất định: luôn đúng giờ, luôn xếp hàng, tôn trọng người lớn hơn,… Nhiều bạn sẽ nghĩ cuộc sống tại Nhật thật gò bó bởi những quy tắc ấy nhưng chính những quy tắc đó đã giúp người Nhật giữ gìn những giá trị văn hóa của mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
3. Văn hóa lặng yên của người Nhật
Nhật là nơi mà tiếng ồn được hạn chế tới mức tiếng chuông điện thoại trở thành chế độ thừa. Trong văn phòng, lớp học, thậm chí họp mặt ở Nhật luôn có yêu cầu tắt chuông điện thoại, không nói chuyện riêng hay làm ồn để thể hiện sự tôn trọng người khác.
Trên các phương tiện công cộng như tàu điện hay xe bus cũng có biển cảnh báo tắt chuông điện thoại vì có thể làm phiền, thậm chí gây ảnh hưởng sức khỏe người già, người bệnh tim nếu làm họ giật mình.
4. Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới rất căng thẳng, phức tạp
Nếu như ở Việt Nam và một số nước khác, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên rất cởi mở, bình đẳng và thoải mái thì tại Nhật mối quan hệ này rất căng thẳng, khắc nghiệt.
5. Sốc trước văn hóa làm việc của người Nhật
Có thể bạn sẽ bất ngờ vì người Nhật xem công việc là trên hết, họ làm việc quần quật, thời gian làm việc của họ có thể từ 9-10h. Người Nhật rất yêu công việc, họ coi công việc như cuộc sống của mình, và họ quan niệm rằng “sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống”.
6. Thói quen tỉ mỉ và cẩn thận của người Nhật
Lối sống và làm việc của người Nhật có phần nào đó khắt khe, khuôn mẫu, đặc biệt luôn đặt công việc lên hàng đầu.
Từng câu, từng chữ đều được yêu cầu chuẩn format, các lỗi nhỏ nhất cũng phải sửa lại đến khi thật ưng, hoặc hoàn hảo nhất cho đến hết thời hạn, không còn có thể sửa thêm được nữa. Các giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng… ở Nhật cũng yêu cầu kê khai chi tiết. Một số loại còn yêu cầu tuyệt đối không dùng bảng chữ cái tiếng Anh (a,b,c…) mà phải được khổ chủ tự điền bằng chữ viết tay tiếng Nhật (hiragana, katakana, kanji), người làm giấy tờ phải có con dấu kiểu Nhật, không dùng chữ ký tay thông thường. Với người mới học tiếng Nhật, việc hoàn thành các thủ tục này rất gian nan.
7. Những cú sốc văn hóa khác
Việc sử dụng các loại máy móc tự động cũng gây không ít cú sốc văn hóa Nhật Bản cho người mới đến. Nhà vệ sinh có cả tá nút bấm: xả, các chế độ phun rửa, tăng giảm nhiệt độ thành bồn, nhiệt độ nước, gọi hỗ trợ khẩn cấp, thậm chí cả thổi gió sấy khô… Du học sinh phải sửa từ những việc nhỏ nhặt nhất cho phù hợp với môi trường sống và học tập đặc biệt ở đây. Xung quanh mình, mọi người đều tự giác, mọi thứ đều tự động ở mức tối đa.
Xe điện, tàu điện luôn luôn đúng giờ khiến thói quen cao su giờ của các du học sinh mới sang không còn tồn tại được nữa.
Khi bạn tới Nhật nếu bạn không sử dụng khẩu trang ngoài đường, người Nhật sẽ cau mày và nghĩ bạn là một người không lịch sự và cảm thấy khó chịu và không muốn tiếp xúc gần bạn, vì vậy việc sử dụng khẩu trang là khá quan trọng tại Nhật.
Các giai đoạn khi bị sốc văn hóa
Sốc văn hóa có 5 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu (từ 1 tuần đến 1 tháng): thời kì bạn cảm thấy toàn bộ những thứ nghe và nhìn thấy đều mới mẻ và hấp dẫn.
- Giai đoạn sốc (khoảng 3 tháng): Sự khác biệc về văn hóa, từ ngữ khiến bạn cảm thấy bất tiện, gây ra stress, dễ trở nên cách biệt mình trong phòng.
- Giai đoạn thích nghi (khoảng 6 tháng đến 1 năm): thời kì dần quen với thói quen mới, thông thạo tiếng Nhật, thích ứng với môi trường mới.
- Giai đoạn hòa hợp, hòa nhập (hơn 1 năm): thời kì có thể sống cuộc sống ổn định khi bạn hiểu thấu được nền văn hóa mới.
- Giai đoạn trở về văn hóa cũ: đây là thời kì sau khi đi du học và quay về môi trường cũ. Khi đã quen với phong tục, tập quán của người Nhật bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa suy nghĩ, cảm nhận của bản thân so với gia đình và bạn bè.
Hướng khắc phục khi bị sốc văn hóa
- Sốc văn hóa có thể xảy ra với bất kì ai, nên trước khi sinh sống ở Nhật phải sẵn sàn tâm lý về cú sốc.
- Hãy trao đổi, chia sẻ với bạn bè, kết thêm bạn mới để họ giúp đỡ bạn hòa nhập với môi trường.
- Tiếp thu, lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia hay cố vấn và tận dụng nó 1 cách tích cực.
- Sống đúng theo quy tắc: giấc ngủ, dinh dưỡng và vận động.
- Khi stress hãy đi karaoke, ăn uống, xem phim, chơi thể thao. Điều này giúp giải trí, giải tỏa căng thẳng.
- Trút bỏ những suy nghĩ tiêu cực, mệt nhọc trong đầu bằng cách viết chúng ra giấy.
- Học trước các thói quen hay phong tục của nơi mà mình sẽ đến sống.
Bài viết “Sốc văn hóa Nhật Bản và hướng khắc phục” của Visadep hi vọng đã cũng cấp những thông tin bổ ích, giúp các bạn dễ dàng thích nghie hơn với đất nước Mặt Trời mọc.
CÔNG TY TNHH VISA ĐẸP |
Bạn Cần Tư Vấn Làm hộ chiếu ONLINE Toàn Quốc |
Bạn Cần Tư Vấn Gia Hạn Visa, Thẻ Tạm Trú, Lao động, Đầu Tư, Thăm Thân Nhân Toàn Quốc |
Bạn Cần Tư Vấn Xin Visa Đi Các Nước Toàn Quốc |
Bạn Cần Tư Vấn Tour Du Lịch, Vé Máy Bay |