Sủi cảo trong ẩm thực Trung Quốc

0
195
- Advertisement -

Sủi cảo trong ẩm thực Trung Quốc

Trung Quốc là nước đón Tết âm lịch giống Việt Nam nhất. Người Trung Quốc cũng chuộng màu đỏ, màu vàng tượng trưng cho phú quý, thịnh vượng trong năm mới; cũng có truyền thống chúc Tết người thân, bạn bè. Về món ăn truyền thống cũng vậy, nếu trên bàn thờ của người Việt Nam vào dịp Tết luôn có cặp bánh chưng xanh, thì trong mâm cơm cúng gia tiên của người Trung Hoa không thể thiếu món bánh sủi cảo. Sủi cảo được xem là món ăn may mắn vì những chiếc bánh này trông giống như những đồng tiền cổ của Trung Quốc, tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng.

1. Tục lệ người Trung Quốc

Theo tục lệ, khi ăn sủi cảo, người Trung Quốc chỉ ăn số chẵn, không ăn số lẻ. Không ai ăn hết những chiếc sủi cảo được múc ra bát mình, cũng không ai múc sạch chỗ sủi cảo được làm xong từ xoong ra bát mà bao giờ cũng để lại mấy cái (số chẵn) với ngụ ý năm nào của cải cũng dư thừa, gia đình thịnh vượng.

Sủi cảo hay còn gọi là bánh Chẻo, phiên âm là “jiao zi” (tức bánh xếp miếng). Với người Hoa, sủi cảo là món ăn tượng trưng cho sự may mắn và đoàn tụ gia đình, bởi họ cho rằng ngay chính nguyên liệu làm nên chiếc bánh là gạo trắng và gạo nếp sẽ mang lại nhiều niềm vui, giúp “cầu được, ước thấy”

2. Loại bánh chế biến cầu kỳ

Quá trình làm nhân, hình dáng cho sủi cảo cũng được người Trung Quốc thực hiện rất cầu kỳ. Nhân sủi cảo có loại chỉ có thịt, có loại chỉ có rau, nhưng thường thì là thịt trộn với rau băm nhuyễn. Trong quá trình làm nhân, cầu kỳ nhất là băm thịt và rau. Cần chuẩn bị đầy đủ thịt, rau và các loại gia vị rồi cho lên thớt băm. Khi băm nhân, dao và thớt chạm vào nhau phát ra tiếng rất rắn chắc, bởi vì luôn thay đổi dao to, nhỏ khác nhau nên khiến tiếng băm tiết tấu thay đổi lúc mạnh, lúc nhẹ theo nhịp điệu như một bản nhạc trầm bổng truyền sang các hàng xóm xung quanh. Mọi người đều muốn tiếng băm của nhà mình vang vọng nhất, kéo dài nhất. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Chính vì vậy, người Hoa quan niệm khi băm nhân phát ra tiếng to mà lại trong thời gian dài thì có nghĩa là của cải trong năm mới sẽ “lâu dài và dư thừa”.

Sau khi làm xong nhân, việc gói sủi cảo cũng mất khá nhiều thời gian. Phần lớn các khu vực đều gói theo kiểu truyền thống là hình bán nguyệt. Gói theo hình này thì khi gói phải gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải viền theo diềm bán nguyệt và đây được gọi là “viền phúc”. Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau như nén bạc, tượng trưng rằng tiền của để khắp mọi nơi, vàng bạc đầy nhà. Ở nông thôn, những người nông dân khi làm sủi cảo còn in thêm hình bông lúa mì với ngụ ý cầu mong sang năm mới trồng trọt bội thu. Sau khi gói xong, công đoạn cuối cùng của việc chế biến là nấu. Đợi khi nước trong nồi sôi, bỏ sủi cảo vào nồi và lấy vợt quấy đến đáy cho sủi cảo không bị dính nồi. Trong khi nấu, thường là phải cho thêm 3 lần nước lạnh vì trong tiếng Trung từ này đồng âm với “phúc đi rồi lại đến”.  Việc nấu sủi cảo mất khoảng 10 –  20 phút.

- Advertisement -

Bài viết được tổng hợp bởi: Visadep.vn – Đại lý tư vấn xin visa

Ủng hộ bài viết chúng tôi

Nhấn vào ngôi sao để đánh giá.

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 322

- Advertisement -
CÔNG TY TNHH VISA ĐẸP
Bạn Cần Tư Vấn Làm hộ chiếu ONLINE Toàn Quốc 

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bạn Cần Tư Vấn Gia Hạn Visa, Thẻ Tạm Trú, Lao động, Đầu Tư, Thăm Thân Nhân Toàn Quốc 

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bạn Cần Tư Vấn Xin Visa Đi Các Nước Toàn Quốc 

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bạn Cần Tư Vấn Tour Du Lịch, Vé Máy Bay  

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here