Tinh thần Võ sĩ đạo Nhật Bản

0
596
- Advertisement -

Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Nhật Bản, là nguồn gốc sức mạnh và ý chí cũng như kỷ luật tuyệt vời của người Nhật. Ngày nay tinh thần này vẫn đang là niềm tự hào của người Nhật và được cả thế giới nể phục. Cùng Visadep tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản

 

Nguồn gốc và lịch sử Samurai

Samurai là danh xưng dùng để gọi một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản. Về bản chất đây là những thị vệ, cận vệ của các lãnh chúa shogun và  daimyo. 

Những Samurai đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ 12 khi triều đại Mạc Phủ Đằng Nguyên thiết lập để tạo ra đội quân chiến binh trung thành để bảo vệ các tướng quân và các nhân vật quan trọng của dòng họ. Để trở thành Samurai cần hội tụ đủ 3 yếu tố: trung thành – can đảm – danh dự. Các Samurai được đào tạo từ nhỏ thông thạo kiếm, cung, trà đạo, thi ca, hội họa….tất cả những kinh nghiệm cần thiết để đối đầu với kẻ thù. Samurai sử dụng rất nhiều các loại vũ khí như cung tên, giáo mác thậm chí cả súng, nhưng vũ khí chính và đặc trưng nhất là thanh trường kiếm trên tay.

- Advertisement -

7 nguyên tắc của võ sĩ đạo Nhật Bản

Ở Nhật Bản thời trung cổ có 7 quy tắc đạo đức mà các võ sĩ, Samurai phải tuân theo, và nó phản ánh tinh thần võ sĩ đạo rất sắc nét, mạnh mẽ, chính trực và thanh tao:

  • 義 (Gi – Công lý): việc đánh giá danh dự và công lý đối với Samurai phải tuyệt đối rõ ràng, trắng là trắng mà đen là đen. Họ luôn đặt danh dự và lòng tự trọng lên trên tiền bạc, tự chủ được bản thân, không để những ham muốn cám dỗ làm sa ngã, tinh thần trượng nghĩa chống lại mọi thế lực xấu xa, tàn ác. Đối với họ, niềm tin không phải ở người khác, mà trong chính bản thân mình. Con người trung thực không bao giờ sợ sự thật.
  • 仁 (Jin – Nhân từ): Có thể nói đây là thuộc tính cao nhất của tinh thần. Đó là sự từ bi cho người khác. Sự cảm thông và bao dung, độ lượng, có thể chấp nhận mọi bất đồng kể cả kẻ thù của mình. Lòng nhân từ có thể cuốn trôi bất cứ điều gì cản trở sức mạnh dưới sự ảnh hưởng của nó, cũng giống như sức mạnh của nước có thể dập tắt lửa. Sức mạnh của Samurai là để dùng cho lợi ích chung chứ không phải những toan tính , vụ lợi hay hận thù cá nhân.
  • 勇 (Yu – Can đảm): Việc trốn tránh nguy hiểm đối với các võ sĩ thì thà cho họ chọn cái chết. Samurai phải có tinh thần của một người anh hùng, nhưng không phải là sự hy sinh mù quáng, Samurai sáng suốt và mạnh mẽ, họ lấy sự tôn trọng và thận trọng thay thế nỗi sợ. Cái chết cho một nguyên nhân không xứng đáng được gọi là cái chết của một con vật. “Đó là sự can đảm thật sự để sống khi đáng sống, và chỉ chết khi thật sự phải chết”. Người Nhật nói chung có triết lý rằng “nếu chết thì phải chết đẹp”, đẹp ở đây không phải là ở hình thức mà là sự trong sạch của tâm hồn. Tinh thần võ sĩ đạo coi trọng cái chết, họ luôn quan niệm rằng “một cái chết có ý nghĩa, hơn là một cuộc sống vô nghĩa”. Bởi cuộc đời họ tựa như sự rực rỡ ngắn ngủi của hoa anh đào như đã nói ở trên là như vậy.
  • 礼 (Ray – Tôn trọng): Samurai quan niệm: “Hình thức lịch sự cao nhất là sự tôn trọng”. Vậy nên mọi hành động phải xuất phát từ sự thông cảm và tôn trọng lẫn nhau. Họ không cần thiết phải tàn nhẫn để chứng minh sức mạnh của mình. Ngay cả với kẻ thù độc ác nhất các Samurai cũng phải lịch sự. Nếu không có phẩm chất này, họ nghĩ mình sẽ không hơn gì một con thú.
  • 誠 (Makoto – Sự chân thành): Không cần phải nhiều lời, không cần hứa gì thêm. Samurai đã nói là làm, không gì khác có thể cản trở.Những gì Samurai nói ra sẽ được đảm bảo thực hiện.
  • 名誉 (Meyё – Danh dự): Ý thức về nhân phẩm là giá trị cốt lõi trong mỗi con người, “Mất danh dự giống như một vết sẹo trên cây mà theo thời gian, thay vì giúp cây phát triển lại làm cho nó còi cọc hơn”. Với các Samurai, người duy nhất được phán xét ta là “chính ta”, nên những hành động của bạn phải thể hiện chính con người của bạn và luôn được đánh giá cẩn trọng.
  • 忠義 (Chu gi – tận tâm): Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà một võ sĩ phải có. Trong cuộc xung đột giữa lòng trung thành và tình cảm các võ sĩ không bao giờ có được sự lựa chọn nào khác ngoài lòng trung thành. “Một samurai buộc phải đấu tranh với trí tuệ và lương tâm của mình bằng cách thể hiện sự trung thành”. Samurai tự chịu trách nhiệm cho mỗi một hành động của mình bằng tất cả sự trung thành, không ích kỷ, trung thành với lãnh tụ của mình, và là tấm gương cho cấp dưới noi theo.

Những bông hoa anh đào

Các võ sĩ đạo Samurai Nhật Bản được ví như hoa anh đào. Bởi đời sống của những đóa hoa này rất ngắn ngủi, nhưng chúng có hai lần tuyệt đẹp: một là khi hoa nở rực rỡ dưới ánh nắng xuân và hai là khi hoa bay theo làn gió lìa cành. Samurai tự ví đời sống của mình đẹp như đời sống của những đoá hoa này. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp khác nhau. Sự can đảm đã tạo dựng cho các samurai xem cái chết như là một điều vinh dự, một cái đẹp của cánh hoa đào rơi.

Ngày nay Nhật Bản vẫn là quốc gia có tỷ lệ tự sát cao nhất thế giới vì rất nhiều người Nhật vẫn giữ tư tưởng sẵn sàng chết trong danh dự, và coi nó như một sự giải thoát.

Bài viết “Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản” của Visadep hi vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về văn hóa và con người Nhật Bản.

Ủng hộ bài viết chúng tôi

Nhấn vào ngôi sao để đánh giá.

Xếp hạng trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

- Advertisement -
CÔNG TY TNHH VISA ĐẸP
Bạn Cần Tư Vấn Làm hộ chiếu ONLINE Toàn Quốc 

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bạn Cần Tư Vấn Gia Hạn Visa, Thẻ Tạm Trú, Lao động, Đầu Tư, Thăm Thân Nhân Toàn Quốc 

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bạn Cần Tư Vấn Xin Visa Đi Các Nước Toàn Quốc 

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bạn Cần Tư Vấn Tour Du Lịch, Vé Máy Bay  

GỌI NGAY: 0903.782.118

Bình luận

Please enter your comment!
Please enter your name here